06/07/2017 3:00 PM GMT+7 TP HCM
Dự án “Nghiên cứu về quá trình xói lở bờ biển Hội An và biện pháp bảo vệ” được tài trợ bởi quỹ phát triển Pháp AFD và uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam và được triển khai từ tháng 7 năm 2016 dưới sự chỉ đạo của GS-TS Nguyễn Kim Đan (Đại học Paris-Est, Cộng hoà Pháp) – người có 35 năm kinh nghiệm phát triển mô hình toán 2 & 3 chiều cho dòng chảy và vận chuyển bùn cát trong sông và ven biển. Mục tiêu của dự án nhằm tìm hiểu nguyên nhân cơ chế gây ra quá trình xói lở bờ biển ở Hội An; tìm ra các giải pháp bảo vệ bờ biển một cách bền vững, không gây ảnh hưởng tới cảnh quan tự nhiên; xây dựng cơ sở khoa học vững chắc cho Chương trình Quản lý Tổng hợp Bờ biển Hội An sau này.
Tham gia vào dự án có sự đóng góp của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, trong đó từ phía trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Châu Á nghiên cứu về nước (CARE) có sự tham gia của PGS. TS. Nguyễn Thống với hơn 30 năm trong lĩnh vực tính toán động lực, hình thái cửa sông ven biển (Bộ môn tài nguyên nước – Khoa kỹ thuật xây dựng), PGS. TS. Huỳnh Công Hoài – chuyên gia về mô hình số ứng dựng trong công trình sông-biển (Bộ môn Cơ lưu chất – Khoa kỹ thuật xây dựng), TS. Patrick Marchesiello – chuyên gia về mô hình 3 chiều nghiên cứu động lực và xói lở bờ biển. TS. Patrick Marchesiello đến từ Toulouse, Cộng Hoà Pháp hiện đang làm việc tại CARE, ngoài ra còn có TS. Nguyễn Nguyệt Minh đang làm nghiên cứu sau Tiến Sĩ (postdoc) tại CARE. Ngày 25 tháng 5 vừa qua, Hội thảo về các kết quả đạt được của dự án đã diễn ra tại TP Hội An với sự tham dự của ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Hoàng Văn Thắng - thứ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Bertrand Lortholary - Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Bruno Angelet - Đại sứ phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cùng đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước và đại diện các bộ ngành liên quan. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra những nguyên nhân gây ra quá trình xói lở ở phía Bắc của bờ biển Hội An: (1) Sự suy giảm nguồn trầm tích từ sông đưa ra (do các đập thuỷ điện trên hệ thống sông Vũ Gia – Thu Bồn – quá nửa lượng bùn cát bị giữ lại ở hồ thuỷ điện Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2; nạn khai thác cát trên sông Thu Bồn), khi lượng trầm tích từ sông đưa ra không đủ bù đắp với lượng trầm tích mang đi do sóng và dòng chảy thì xói lở sẽ gia tăng;
(2) Do xây dựng hệ thống khách sạn, resort ngay sát bờ biển làm mất đi sự trao đổi vốn có giữa các đụn cát trên bờ và các dải cát ngầm dưới biển – mà chính các dải cát ngầm này là yếu tố làm giảm tác động của sóng đối với bờ;
(3) Dòng chảy từ Cửa Đại đi ra ngày càng có xu thế lệch về phía Nam làm cho bùn cát một phần giữ lại tại cửa sông và phần lớn thì được vận chuyển về phía Nam, làm cho bùn cát khu vực phía Bắc càng thiếu hụt nghiêm trọng hơn (sự lệch dòng chảy này do hình thái bất đối xứng của cửa sông quyết định);
(4) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy xác suất sóng có độ cao lớn xuất hiện với tần suất lớn hơn trong những năm gần đây, vào mùa đông (mùa sóng lớn) sóng đến vuông góc với bờ gây ra xói lở nghiêm trọng hơn;
(5) Việc xây dựng các công trình tự bảo vệ của các resort càng làm gia tăng xói lở ở các vùng liền kề đó. Dựa trên các nguyên nhân tìm được, nhóm nghiên cứu đã thiết lập các biện pháp bảo vệ khác nhau bằng mô hình số và xem xét tính hiệu quả của mỗi biện pháp.
Biện pháp cuối cùng được lựa chọn là biện pháp nuôi bãi kết hợp với đê ngầm bảo vệ giúp giữ gìn cảnh quan du lịch và hiệu quả giảm sóng rõ rệt. Bãi nuôi bao phủ từ phạm vi Cửa Đại đến Boutique Hoi An resort, với chiều dài khoảng 6.500 m kết hợp với hệ thống đê ngầm cao 1,5 m, cách bờ biển khoảng 200 m (có thể thay đổi tùy theo độ sâu của đáy biển) để giữ bãi. Tại chân phía bắc của đê ngầm, một lớp lọc gồm đá hộc và sỏi để bảo vệ chân đê ngầm khỏi bị xói cục bộ tại chân đê.
Đồng thời, tạo thêm một luồng có chiều rộng 200 m và chiều sâu 8 m dọc bờ trái cửa biển Cửa Đại (gần Vinpearl resort) và giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa bùn cát về phía bắc biển Hội An. Bên cạnh các biện pháp bảo vệ, các chuyên gia đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam nghiêm cấm tất cả các hình thức khai thác cát dọc theo sông Thu Bồn, quanh biển Cửa Đại và khu vực ven biển Hội An.
Cấm xả thải xác trầm tích từ các hồ chứa thượng lưu do các chất ô nhiễm trong trầm tích mắt kẹt trong lòng hồ. Đồng thời, cấm xây dựng các kè bảo vệ các khách sạn một cách cục bộ vì các công trình này sẽ gây mất ổn định tổng thể bờ biển Hội An; cấm xây dựng các công trình khác ở bãi biển Hội An; nâng cao nhận thức của quần chúng tham gia bảo vệ bờ biển. Các nhà khoa học tham dự hội thảo vừa qua, tại Hội An Các nhà khoa học tham dự hội thảo vừa qua, tại Hội An
Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tháng 4 năm 2015
21/09/2018
Trong chương trình hợp tác nghiên cứu, trao đổi chuyên gia của CARE-Rescif; TS. Võ Thanh Hằng
26/09/2018
Chương trình nghiên cứu COOPERA do vùng Rhône Alpes được tài trợ với kinh phí 105k euros trong hai năm 2015-2017 với chủ đề "Sông Sàigòn
22/12/2015
Ngày 5/01/2016, PTN. CARE tổ chức chuyến đi thực địa đầu tiên trên sông Sài Gòn trong khuôn khổ dự án nghiên cứu COOPERA về “Sông Sàigòn: thành phố và dòng sông” (do vùng Rhône Alpes – Pháp tài trợ). Nhóm chuyên gia đã tiến hành lấy mẫu trầm tích (bùn) và đo đạc
06/01/2016
Nhằm mục tiêu nâng cao kỹ năng phân tích kim loại vết trong phòng thí nghiệm sạch, ngày 08/10/2015 Phòng Thí Nghiệm CARE đã mở lớp huấn luyện ngắn hạn về phân tích kim loại vết trong môi trường nước với sự hướng dẫn của TS. Emilie Strady (PTN. CARE, Trường ĐHBK TP. HCM).
13/01/2016
Trong quá trình nghiên cứu về “Sự phóng thích của vết kim loại từ trầm tích ra hệ thống kênh rạch ở rừng ngập mặn” (tên tiếng Anh: Export of trace metals from mangrove sediment to tidal creek)
02/08/2016
Trung Tâm Nghiên Cứu Nước CARE của trường ĐHBK TP. HCM đã tổ chức buổi giao lưu học thuật với chủ đề “Yếu tố quan trọng nào để có thể sở hữu hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo biển”, được TS. Patrick Marchesiello – NCV cao cấp của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Pháp
12/08/2016
557