21/09/2018 2:00 AM GMT+7 TP HCM
(đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tháng 4 năm 2015) Một trong các đề tài nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu về Nước khu vực Châu Á (CARE), liên kết giữa khoa Môi trường và Tài nguyên, trường Đại học Bách khoa TP.HCM và Đại học Grenobe, Pháp. Chủ nhiệm đề tài TS. Đặng Vũ Bích Hạnh và TS. Đinh Quốc Túc, đối tác là TS. Emilie Strady, thuộc LTHE, F-38000 Grenoble, Pháp.
Nghiên cứu đã khảo sát hiện trạng ô nhiễm cũng như nồng độ kim loại nặng (Al, Cd, Cr, Cu, Zn, Pb) trong lưu vực sông Sài Gòn, xác định mối tương quan giữa các chỉ tiêu hóa lý với sự hiện diện của kim loại nặng trong lưu vực sông. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của các kim loại nặng trong nước sông Sài Gòn đặc biệt là Al và Zn. Trong đó, các chỉ tiêu hóa lý cũng như nồng độ kim loại nặng không phụ thuộc vào độ sâu của sông.
Ngoài ra sự khác biệt rõ rệt giữa các mùa trong các giá trị ORP, EC, độ cứng, clorua, độ kiềm, nitrit, nitrat, TKN, COD; cũng như có sự thay đổi theo vị trí từ cầu Bến Củi, cầu Bến Súc và Phú Cường các giá trị pH, EC, độ đục, DO, SO42- và Cu.
Hàm lượng Cu trong nước sông Sài Gòn có mối tương quan chặt với giá trị EC (r = 0,817 với Sig<0,01) và nồng độ SO42- (r = 0,629 với Sig<0,01), Zn có mối tương quan với Al (r = 0,554 với Sig<0,05) và Pb (r = 0,685 với Sig<0,01).
Corresponding author: dvbh@hcmut.edu.vn OR dvbh@yahoo.com
Trong chương trình hợp tác nghiên cứu, trao đổi chuyên gia của CARE-Rescif; TS. Võ Thanh Hằng
26/09/2018
Chương trình nghiên cứu COOPERA do vùng Rhône Alpes được tài trợ với kinh phí 105k euros trong hai năm 2015-2017 với chủ đề "Sông Sàigòn
22/12/2015
Ngày 5/01/2016, PTN. CARE tổ chức chuyến đi thực địa đầu tiên trên sông Sài Gòn trong khuôn khổ dự án nghiên cứu COOPERA về “Sông Sàigòn: thành phố và dòng sông” (do vùng Rhône Alpes – Pháp tài trợ). Nhóm chuyên gia đã tiến hành lấy mẫu trầm tích (bùn) và đo đạc
06/01/2016
Nhằm mục tiêu nâng cao kỹ năng phân tích kim loại vết trong phòng thí nghiệm sạch, ngày 08/10/2015 Phòng Thí Nghiệm CARE đã mở lớp huấn luyện ngắn hạn về phân tích kim loại vết trong môi trường nước với sự hướng dẫn của TS. Emilie Strady (PTN. CARE, Trường ĐHBK TP. HCM).
13/01/2016
Trong quá trình nghiên cứu về “Sự phóng thích của vết kim loại từ trầm tích ra hệ thống kênh rạch ở rừng ngập mặn” (tên tiếng Anh: Export of trace metals from mangrove sediment to tidal creek)
02/08/2016
Trung Tâm Nghiên Cứu Nước CARE của trường ĐHBK TP. HCM đã tổ chức buổi giao lưu học thuật với chủ đề “Yếu tố quan trọng nào để có thể sở hữu hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo biển”, được TS. Patrick Marchesiello – NCV cao cấp của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Pháp
12/08/2016
Tuteur: Dr. BUI Xuan ThanhAssociate Professor in Environmental Engineering,Head, Department of Water Science & Technology Faculty of Environment & Natural Resources
11/01/2017
256